Giá bất động sản nhận định sẽ còn tăng cao nhiều quý tiếp theo
Trong bối cảnh chi phí leo thang cùng với việc các nhà đầu tư quay trở lại thị trường bất động sản, các chuyên gia nhận định giá bất động sản sẽ bùng nổ trong các quý tới đặc biệt ở phân khúc đất nền. Theo khảo sát mới nhất của nhiều chuyên gia nhận định mực tăng khá nhanh trong quý I/2022 và dự kiến xu thế tiếp tục tăng trong các quý tiếp theo
Báo cáo của Bộ Xây dựng về thị trường bất động sản cho thấy trong quý I/2022 giá giao dịch bất động sản bình quân toàn thị trường luôn trong xu hướng tăng. Khảo sát dữ liệu biến động giá bán một số loại bất động sản trong tháng 4 và Quý I/2022 tại các thành phố lớn cho thấy giá bất động sản tăng khá cao ở nhiều loại hình đặc biệt ở mảng đất nền Một trong nhiều nguyên nhân tạo nên đợt sóng tăng giá là việc suy thoái kinh tế toàn cầu, các ngân hàng siết chặt chính sách cho vay bất động sản, sự khan hiếm từ nguồn cung, chi phí vật liệu tăng cao, giá đất tăng, thời gian xử lý thủ tục kéo dài. Đơn cử trong quý I giá các mặt hàng vật liệu như xi măng, sắt, thép đều đồng loạt tăng mạnh và chưa thấy dấu hiệu giảm nhiệt của thị trường vật liệu. Tỷ lệ đô thị hóa, tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu sẽ là những động lực chính giúp thúc đẩy nhu cầu về bất động sản trong thời gian tới.
Giá các phân khúc tăng đều
Qua tổng hợp cho thấy giá căn hộ chung cư tại các địa phương đều có xu hướng tăng, tỷ lệ tăng bình quân khoảng 3% so với thời điểm cuối năm 2021; tại Hà Nội giá nhà chung cư tăng khoảng 4-5% cao hơn so với tại TP.HCM tăng khoảng 1-2% so với cuối năm 2021.
Lượng giao dịch đất nền trong quý đạt 153.537 giao dịch thành công. Tổng lượng giao dịch bằng khoảng 242% so với quý 4/2021, cụ thể, tại miền Bắc có 20.726 giao dịch; tại miền Trung có 42.722 giao dịch; tại miền Nam có 90.089 giao dịch. Ở Quảng Nam dự án The Trident City có giá khoảng 17 triệu đồng/m2 cháy hàng sau đợt mở bán đầu tiên.Tại Đà Nẵng, dự án FPT City (quận Ngũ Hành Sơn) có giá khoảng 60 triệu đồng/m2, dự án tại Halla Jade Residences (quận Hải Châu) có giá khoảng 90 triệu đồng/m2.
Dự án The Trident City (Quảng Nam) được tất toán 100% đợt 1
Nhìn chung, giá nhà ở riêng lẻ, đất nền có biên độ tăng cao hơn so với căn hộ chung cư, bình quân tăng khoảng 5-10% so với quý trước. Sang cuối tháng 3/2022 tại một số địa phương, các vùng ven Hà Nội, TP.HCM, tại các tỉnh Thái Bình, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Đồng Nai… lại có hiện tượng giá và lượng giao dịch đất nền tăng nhanh, một số nơi mức giá tăng 15-20% so với cuối năm 2021, tương tự thời điểm cuối quý 1 đầu quý 2 năm 2021. Tuy nhiên, mức độ lan rộng và biên độ tăng giá thấp hơn.
Còn ở phân khúc biệt thự, nhà liền kề, thị trường có xu hướng chậm lại. So với quý IV/2021 thì tình hình hoạt động của phân khúc này đã cải thiện hơn nhiều khi thị trường ghi nhận mức tăng trưởng nhất định về nguồn cung mới.
Tuy lượng giao dịch của biệt thự, nhà liền kề vẫn tăng theo quý nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nhà liền kề và nhà phố là hai sản phẩm có mức tiêu thụ mạnh nhất trên thị trường. Đáng chú ý, nếu xét về giá, kể từ quý 3/2021, giá bán sơ cấp liên tục ghi nhận mức cao nhất từ trước tới nay.
Thứ nhất, Đầu tư công được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế nói chung, thị trường bất động sản nói riêng. Theo báo cáo, riêng Bộ Giao thông vận tải trong quý 1/2022 đã giải ngân gần 7.500 tỷ đồng cho các dự án hạ tầng quan trọng trên cả nước.
Thứ hai, gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ đồng trong đó gần 114.000 tỷ đồng dành cho các dự án hạ tầng, 110.000 tỷ đồng dành cho các chính sách ưu đãi các doanh nghiệp sẽ tạo tổng lực giúp nền kinh tế sớm phục hồi, cải thiện sức mua người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Thứ ba, Việt Nam được đánh giá là quốc gia duy trì tốc độ tăng trưởng tốt, tình hình chính trị, xã hội ổn định trong một thời gian dài, tạo nên sức cạnh tranh đáng kể của nền kinh tế Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có mảng bất động sản tăng trưởng đều đặn trong thời gian qua là một minh chứng rõ rệt.
Dưới một góc nhìn khác, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội phân tích, áp lực tăng giá cùng tỷ lệ lạm phát tăng cao trong khi tín dụng bị thắt chặt có thể sẽ khiến hoạt động thị trường bất động sản chậm lại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đà tăng giá bất động sản được dự báo sẽ khó có thể dừng lại trong bối cảnh chi phí phát triển leo thang cùng với nhu cầu đầu tư nhà đất bùng nổ tại nhiều thị trường. Đồng quan điểm, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn nhận xét, bất động sản có mối tương quan với lạm phát. Khi lạm phát tăng cao thì bất động sản cũng sẽ tăng giá theo và được các nhà đầu tư coi là kênh trú ẩn an toàn. Lạm phát tăng, đồng tiền ngày càng mất giá, nhà đầu tư sẽ hướng đến các tài sản có giá trị tích lũy như đất đai hoặc các tài sản có giá trị tăng trưởng lâu dài.

Ngoài ra, gói hỗ trợ kinh tế 350.000 tỷ đồng sắp được triển khai; trong đó có gần 114.000 tỷ đồng rót vào kết cấu hạ tầng sẽ càng hỗ trợ sức hấp dẫn cho kênh đầu tư này. Với phân khúc chung cư, việc giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh buộc các các chủ đầu tư phải tăng giá bán để đảm bảo lợi nhuận, chưa kể một loạt yếu tố khác như giá nhân công tăng, thủ tục cấp phép kéo dài… cũng tác động lên giá thành sản phẩm.
Theo ông Tuấn, bất động sản chỉ tăng tương quan với lạm phát trong bối cảnh lạm phát Việt Nam tiến dần tới lạm phát mục tiêu, nếu vượt con số này thì lãi suất cho vay sẽ tăng cao, từ đó tác động ngược tới thị trường, ảnh hưởng tiêu cực lên những nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính. Do đó, các nhà đầu tư cũng nên có chiến lược bài bản, chuẩn bị sẵn sàng cho sự biến động cả về giá lẫn thanh khoản của thị trường.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên tính toán chiến lược đầu tư thận trọng, tránh đi theo tâm lý đám đông hay đặt kỳ vọng cao, chạy theo sốt đất bởi dễ sa lầy và bị chôn vốn, lãi ảo.